Ông Hou Teng Lee là một trong những nhà tài trợ được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2011 và Chủ tịch Nước truy tặng Huân chương hữu nghị, Ông đã hỗ trợ 11 năm liên tục tài trợ với 1.277 lượt học bổng gồm 6.200 suất cho em học sinh các cấp học từ cấp1 đến cấp 3 và từ trung cấp đến cao đẳng, đại học với tổng trị giá 273.263USD tính đến năm 2013. Sau khi Ông qua đời tại Đài Bắc theo tâm nguyện của Ông, gia đình Ông đã tiếp tục tài trợ đến năm 2016. Cả gia đình đều có trái tim hồng, có tấm lòng từ thiện.
Ông Châu Viêm Trưởng ban hộ tự Khánh Vân Nam viện từ năm 2005 ông đã hết lòng hỗ trợ cho Hội để xây dựng TTDN. Khi ông qua đời, con trai ông Châu Huệ Bang thay thế ông đảm nhiệm cương vị Trưởng ban hộ tự, ông Châu Huệ Bang còn là UV-BCH Hội từ nhiệm kỳ 2002-2005; 2006-2010; 2010-2015 và 2015-2020, ông vừa là UV-BTV-BCH có trách nhiệm, nghĩa tình vừa là nhà tài trợ lớn thường xuyên của Hội. Từ năm 2010 Cha ông và ông cùng với Khánh Vân Nam Viện đã ủng hộ Hội trên 1,5 tỷ đồng đến năm 2018. Nói một cách thân tình ông là cái hầu bao của Hội, hỗ trợ cho Hội lúc khó khăn nhất về tài chánh hoặc những chương trình cần sự hỗ trợ nhanh nhất, sớm nhất.
Ông Lê Như ÁI hiện nay là Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Nước uống Tinh khiết Sài Gòn (viết tắt là SAPUWA), tham gia UVBCH Hội trong 02 nhiệm kỳ, nhiệm kỳ 2002-2005 và nhiệm kỳ 2006-2010. Ông đã ủng hộ hơn 100 bộ bàn ghế cho Trung tâm dạy nghề cho Người khuyết tật do Hội sáng lập và điều hành, góp sức cùng các nhà tài trợ khác tạo điều kiện thuận lợi để cho người khuyết tật, trẻ mồ côi được học tập văn hóa, học nghề. Từ mái trường này, nhiều em đã vững bước vào đời, tự nuôi sống bản thân, có nghề nghiệp ổn định, Bên cạnh đó, ông còn cung cấp nước uống SAPUWA miễn phí, thường xuyên cho hoạt động Hội từ đó đến nay.Và bây giờ, ông Lê Như Vũ (TGĐ) – thế hệ con – vẫn tiếp nối truyền thống nhân đạo của cha và bản sắc văn hóa nhân bản của Công ty, đã tham gia UV BCH Hội NK 2015-2020, luôn đồng hành cùng Hội trong những hoạt động từ thiện có ý nghĩa, đó là các buổi lễ trao học bổng, khuyến học cho người khuyết tật đã nỗ lực vươn lên trong học tập, các chương trình hướng nghiệp cùng nhiều chương trình cộng đồng khác do Hội tổ chức.
Bà Trang thị Sương Mai là người có khả năng quy tập một số anh chị em đóng góp làm từ thiện, Bà tham gia BCH hội từ nhiệm kỳ 2002-2005, nhiệm kỳ 2006-2010 Bà là Ủy viên Thường trực, nhiệm kỳ 2011-2015 Bà tiếp tục là Ủy viên Thường trực Hội, nhiệm kỳ 2015-2020 Bà là Ủy viên Ban thường vụ. Ông Trần Tử Văn (chồng bà Sương Mai) nguyên phó tổng biên tập báo Công an thành phố HCM phụ trách Ban từ thiện xã hội của báo; ngay từ năm 2001, Bà đã tham gia cùng Hội và ông đã cùng Hội hợp tác chương trình học bổng “Vì tương lai học sinh khuyết tật mồ côi” từ năm-2018 Ban từ thiện xã hội Báo công an, ông được TTCP tặng bằng khen ngày 18/01/2008; Bà Sương Mai (vợ ông) đã tổ chức rất nhiều hoạt động từ thiện xã hội, đưa tình thương đến cho những mãnh đời bất hạnh không phải chỉ ở thành phố mà ở các vùng sâu, vùng xa , hẻo lánh; ở các trung tâm cai nghiện, các trung tâm giam giữ Thanh-thiếu niên phạm pháp hoàn lương với tổng tiền và hiện vật quy ra tiền gần 05 tỷ, Ông tham gia Ban chấp hành Hội nhiệm kỳ 2015-2020 với cương vị được bầu PCT Hội, Ông Bà là một trong những thành viên BCH Hội có khả năng đi vận động tài trợ; Hai vợ chồng cùng làm từ thiện.
Bà Nguyễn Thị Sơn Chủ tịch HĐQT Trường THCS Duy Tân, bà tham gia Ban chấp hành nhiệm kỳ 2015-2020 được bầu làm Phó Chủ tịch Hội. Bà tham gia Hội thời gian chưa dài nhưng bà đã huy động được sự tham gia từ thiện của Trường THCS Duy Tân, mỗi năm Trường ủng hộ 20.000.000 đồng, các con trai, gái, cháu nội ngoại trưởng thành thông qua bà đóng góp khi có chương trình Hội kêu gọi trong 03 năm đã đóng góp cho Hội 165.000.000 đồng. Cả nhà và Trường đều có tấm lòng chăm lo cho Người khuyết tật & trẻ mồ côi.
Ông Nguyễn Quang Minh – GĐ công ty Cát Tiên Sa, ông tham gia NK 2011-2015 và NK 2015-2020 được BCH bầu P.CT Hội- cũng là nhà tài trợ thường xuyên của Hội, ông rất nghiêm túc trong hội họp BCH Hội, không đi họp đều cử người họp thay rồi về báo cáo lại, ông làm việc rất rõ ràng điều gì làm được ông nhận lời và làm nghiêm túc, làm tốt, điều gì ngoài khả năng không làm được ông báo rõ lý do và không nhận làm. Ông đã huy động cả cán bộ lãnh đạo trong BGĐ, Trưởng phó các phòng ban, nhân viên công ty và cả các cộng tác viên của ông để hỗ trợ Hội tổ chức chương trình “Cây mùa Xuân- Thắp sáng lòng nhân ái” hàng năm hoàn toàn miễn phí xem đó là sự đóng góp của Cát Tiên Sa với Hội, có thể nói là: Cả công ty làm từ thiện trong suốt 08 năm.
Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Hóc Môn đã vận động gần 100 % cán bộ chủ chốt cơ quan Đảng, Chính quyền, mặt trận, đoàn thể đóng góp đều đặn hàng năm cho qu¬ Hội chăm lo cho người khuyết tật và trẻ mồ côi của Huyện. Từ Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch các Phó Chủ tịch UBND Huyện đến các Trưởng phó phòng ban, Trưởng phó MTTQVN, đoàn thể mỗi người tự nguyện góp người cao nhất 100.000 đồng/tháng, người ít nhất 20.000 đồng/tháng. Từ đó các UV BCH Hội 100 % đóng góp đều đặn hàng tháng cho qu¬ Hội. Tổng số tiền đóng góp này trong các năm được gần 400.000.000 đồng.
Cả Đài truyền hình vào cuộc làm từ thiện: Đài truyền hình thành phố HCM thời kỳ ông Nguyễn Quý Hòa làm giám đốc đã gắn bó và hỗ trợ nhiều chương trình truyền thông cho Hội, nhờ vậy mà có nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức xã hội từ thiện, đông đảo người trong xã hội biết đến Hội và các chương trình hoạt động của Hội. Ông tham gia BCH Hội, nhiệm kỳ 2006-2010 và nhiệm kỳ 2010-2015 với vị trí được bầu là Phó Chủ tịch. Chương trình “Cây mùa xuân – thắp sáng lòng nhân ái”, tổ chức hàng năm được ông cùng các phòng ban chức năng, CB-CNV của đài dốc sức thực hiện truyền hình trực tiếp 01 lần. Ngoài ra, còn đưa tin thời sự, làm các phóng sự về hoạt động của Hội. Dù là trực tiếp hay đưa tin cũng rất cực, tốn nhiều công sức và nhiều người của đài tham gia, chương trình và công sức con người quy ra tiền thì Đài truyền hình thành phố và ông Nguyễn Quý Hòa đã đóng góp cho Hội trên 5 tỷ đồng; Song điều mà Hội gặt hái được lớn hơn là thông qua đài truyền hình thành phố Hội đã vận động được nguồn tài trợ lớn hơn, nhiều người biết và đến Hội nhiều hơn.
Cùng với các tổ chức- tập đoàn – công ty – đơn vị là hàng ngàn cá nhân giàu lòng nhân ái đã đến với Hội để giúp người khuyết tật và trẻ mồ côi, để truyền cho họ hơi ấm của tình thương nhân loại, của gia đình. Họ là người nước ngoài, người có của ăn của để, là doanh nhân thành đạt, là những công chức, viên chức, những công nhân lao động, những người hưu trí, cả những ông bà, anh chị là cựu tù chính trị và tù binh, là những cựu chiến binh, anh chị em tiểu thương, Phật tử, giáo dân, học sinh-sinh viên và cả những người khuyết tật và mồ côi khi vượt qua số phận đã quay trở lại hỗ trợ người đang trong cảnh ngộ.
Bà Vreni Zollinger một giáo viên nghỉ hưu người Thụy S¬, hàng năm Bà gởi lô hàng luôn là: xe lăn, xe lắc, các công cụ trợ giúp người khuyết tật, mồ côi; vận động tiền gởi hỗ trợ người khuyết tật, mồ côi, vận động tiền hỗ trợ người khuyết tật mỗ tim, phẩu thuật chỉnh hình, một số cháu bị bệnh nặng, và tài trợ kinh phí để Hội xây dựng 02 khu ký túc xá tại Trung tâm dạy nghề … Trong những năm từ 2007-2018 là đã tài trợ trên 08 tỷ; Bà là một trong hai nhà tài trợ người nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2011 và Chủ tịch Nước tặng huân chương Hữu nghị năm 2013. Trong kỳ nghỉ hè, các con Bà cùng đi vận động, thu gom các loại công cụ -sản phẩm người khuyết tật-mồ côi cần- mấy mẹ con hì hục đóng gói, đưa xuống tàu gởi qua Việt Nam cho Hội. Có lần các con của Bà cùng đi với Bà qua Việt Nam đến Hội, được đi thăm các nơi nuôi dạy người khuyết tật, các em cảm động và phát biểu: sẽ tiếp tục làm những công việc mẹ đã làm cho người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam.
Bà Trần Tố Nga, người là phóng viên thông tấn xã giải phóng bị nhiễm chất độ hóa học da cam trong thời kỳ kháng chiến chống m¬ cứu nườc, là người chính thức đứng đơn kiện các công ty hóa chất M¬ đã làm Bà, con cháu Bà cùng hơn bốn triệu người Việt Nam bị nhiễm chất hóa học Dioxin, Bà coi đây là cống hiến cuối cùng của đời mình với niềm tin mãnh liệt: Cuộc chiến đấu này chắc chắn sẽ giành được chiến thắng bởi đằng sau Bà là cả một dân tộc anh hùng, xung quanh Bà có rất nhiều bạn bè, những người có lương tri và cuộc đời của những nạn nhân chất độc da cam Dioxin và người khuyết tật và trẻ mồ côi sẽ đòi được công bằng. Ngoài ra, Bà còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện, giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam Dioxin tại thành phố Hồ Chí Minh bà đã hỗ trợ mổ và điều trị cho 15 em học viên khuyết tật vận động của Trung tâm dạy nghề cho Người khuyết tật và Trẻ mồ côi với kinh phí trên 200 triệu đồng.
Ông Ulrich Renn (Đức), đã nghĩ hưu và lâm bệnh nặng, thấy rằng trước khi qua bên kia thế giới cần làm gì đó cho xã hội. Ông đã liên hệ với Chị Tho Beckmann của tổ chức Terre des hommes Đức và thông qua Chị, ông đã hỗ trợ 20.000 Euro để sửa chữa Trung tâm dạy nghề cho Người khuyết tật và Trẻ mồ côi, người khuyết tật và trẻ mồ côi đang học nghề tại TTDN có thể phục hồi sức khỏe cho họ có kết quả cao hơn và một phần để hỗ trợ Hội tiếp tục xây dựng Trung tâm thực hành giúp Người khuyết tật và Trẻ mồ côi có nơi chốn thực tập tay nghề để sớm tìm được việc làm ổn định cuộc sống.
Bác sĨ Tạ Trung Quấc trong một chuyến cùng bạn bè đến thăm Trung tâm dạy nghề cho Người khuyết tật và Trẻ mồ côi của Hội, Ông đã tài trợ cho TTDN để xây dựng phân xưởng mộc, và sau này thấy các cháu xoay trở cực nhọc với máy móc thiết bị cũ k¬ Ông đã tiếp tục tài để các cháu học nghề tại đây đỡ vất vả hơn, an toàn hơn với thiết bị mới.
Bà Tần Ngọc Trân một phụ nữ nghèo người Việt gốc Hoa không chồng, không con Bà sống một mình và cuộc sống của Bà nhờ chính vào những tờ vé số. Dưới cụm đèn năm ngọn đường Soái Kình Lâm Quận 5, dù nắng hay mưa bà kiên trì bán từng tờ vé số và nhận tiền từng tờ, Bà là phật tử của Khánh Vân Nam Viện, khi tuổi xế chiều bà vào sống nương nhờ cửa Phật nơi đây thấy cha con ông Châu Viêm và Châu Huệ Bang góp của góp công để xây dựng TTDN cho người khuyết tật và trẻ mồ côi của Hội bảo trợ người khuyết tật &trẻ mồ côi thành phố HCM ở Hóc Môn, bà ngõ lời muốn tham gia. Không ai ngờ được rằng số tiền bà dành dụm suốt đời đã được bà cóp nhắt mua 70 lượng vàng, không để lại một phân vàng nào bà đã ủng hộ hết để xây dựng TTDN giúp các cháu khuyết tật và mồ côi sớm có chổ để học nghề, để có việc làm, không còn khổ. Tại lễ tiếp nhận ngày 04/1/2005, ai ai cũng cảm thấy mình thật nhỏ bé trước tấm lòng cao cả vĩ đại của Bà. Bà được Khánh Vân Nam Viện chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo cho đến ngày bà qua đời, phần tro cốt của Bà được lưu lại tại Khánh Vân Nam Viện.
Ông Trần Hồng Phúc là nhân viên của một công ty (do anh dấu tên, địa chỉ, vất vả lắm chúng tôi mới biết được họ tên anh), cứ đều đặn hàng tháng suốt 15 năm qua anh đem đến tận Hội đóng góp 1.000.000 đồng mà không nhận biên nhận, không nhận thư cám ơn, càng không đồng ý cho đăng tải báo chí.
Ông Nguyễn Anh Hoàng ở phường Tân Thành, quận Tân Phú kiếm sống bằng nghề chạy xe ba gác máy. Qua một lần chở hàng đến cho Hội, biệt được việc làm ân nghĩa của tổ chức Hội ông đã tình nguyện chở hàng miễn phí cho Hội khi Hội gọi.
Ông Nguyễn Mộng Hoàng, chủ xe tải ở Hóc Môn đã tình nguyện chở hàng cho Hội không nhận thù lao thuê. Những lần cần chở hàng hóa, bàn ghế cho TTDN ông tình nguyện không chỉ chở mà cả bốc vác không lấy tiền. Những việc làm tuy nhỏ nhưng nghĩa cử rất lớn.
Bà Nguyễn Thị Huân – Giám đốc công ty TNHH Ba Huân, liên tục từ năm 2006 cứ đến tết theo chương trình “Cây mùa xuân-thắp sáng lòng nhân ái” là bà lại cho chở lên Hội 1.500-2.000 hộp trứng. Bà là một phụ nữ đi lên từ nghèo khó, bôn ba trên khắp các cánh đồng chăn nuôi vịt, các trang trại nuôi gà trứng. Từ làm thủ công tiến lên làm bằng máy móc công nghiệp. Dù lúc còn bần hàn hay đến lúc có của ăn của để bà không bao giờ quên sẻ chia với người khó khăn hơn, cần trợ giúp hơn và bà đã đến với Hội, đến với người khuyết tật từ tấm lòng nhân ái đó, bà đã đóng góp với Hội trên 300.000.000đồng
Em Châu Thành Toàn trưởng nhóm đội tình nguyện SV 07 đã tập họp các em sinh viên tình nguyện của một số trường đại học giúp Hội trong việc hỗ trợ các em người khuyết tật đi dự lễ hội, dự các sinh hoạt cộng đồng. Các em sinh viên trường đại học Nông lâm thì có mặt bất cứ lúc nào, số lượng nhiều ít các em đều huy động được giúp Hội trong đóng gói, vận chuyển, trao quà và trong các chương trình lễ hội ẩm thực do Hội tổ chức, các em tham gia hoàn toàn tự nguyện và không nhận thù lao. Việc làm của các em tuy không lớn nhưng lại rất cần thậm chí có lúc “cứu nguy” cho Hội, nhất là lúc cận tết, lao động thời vụ rất khó tìm.
Ban trị sự Chùa Bà Thiên Hậu (chùa Bà Bình Dương) do tình cờ một lần biết đến chương trình: “Cây mùa xuân thắp sáng lòng nhân ái” gây qu¬ chăm lo Tết cho người khuyết tật và trẻ mố côi các ông đã gửi ủng hộ 50.000.000đ và sau đó năm nào cũng gửi 30.000.000đ do phải dồn tiền xây dựng khu chùa thứ hai ở thành phố đô thị mới Bình Dương. Với số tiền ủng hộ giảm hơn, trong một buổi dự cơm từ thiện với các cháu được tổ chức ở Đầm Sen, đại diện Ban trị sự phát biểu ”Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi ráng cho chúng tôi 2 năm nữa, khi chùa xong chúng tôi sẽ nâng số tiền ủng hộ lên để chăm lo cho các cháu tốt hơn”- và ông vỗ vai các cháu: “ráng chờ các ông nghe!” Một việc làm nhân đạo – Một lời hứa nhân văn.
Ông An Dũng kiến trúc sư – cán bộ đã nghỉ hưu đã rủ bạn bè cùng ông cứ 2 năm 1 lần gửi đến Hội 100.000.000 để Hội giúp các Ông làm công việc đáng ra các ông phải trực tiếp làm (các ông nói vậy). Các Ông không nói tiền này ở đây có nhưng Hội hiểu đó là đồng tiền các ông làm thêm từ nghề kiến trúc sư – đồng tiền đáng quý.
Ông Mai Công Ẻm là một trong nhiều gia đình đã góp phần chăm lo cho học viên đang học nghề tại Trung tâm Dạy nghề cho Người khuyêt tật và Trẻ mồ côi trong 8 năm qua. Hằng năm cứ vào các dịp lễ, Tết ông cùng con cháu, dòng họ tài trợ cho Trung tâm Dạy nghề lương thực thực phẩm, quà bánh và tiền trị giá trên 50 triệu đồng để chăm lo học viên trong thời gian học nghề và động viên tinh thần CBNV trong công tác. Ngoài ra, gia đình Ông cũng đã góp công hỗ trợ Trung tâm Dạy nghề theo nhiều cách. Lúc Trung tâm mới hình thành, Ông và con trai đã tình nguyện kéo điện cho 3 phân xưởng hoạt động; khi Trung tâm thiếu nhân lực Ông sẵn sàng giúp chăm sóc sân vườn ,tỉa hoa cảnh,…Việc làm thường xuyên của ông đã đem lại sự động viên khích lệ cho Cán bộ, nhân viên Trung tâm Dạy nghề trong công tác nuôi dạy nghề cho học viên khuyết tật, đồng thời mang một tình cảm ấm áp lớn lao cho học viên về sự chăm lo của gia đình ông giúp cho CB-NV và các em học viên tăng thêm tinh thần niềm tin vào cộng đồng.