20 năm một chặng đường

Trung thành với tôn chỉ mục đích, nhiều lớp cán bộ. Hội đã tận tụy với nhiệm vũ bằng cả trái tim và tấm lòng nhân ái, biết quy tụ và kết nối những tổ chức, cá nhân- từ tâm- từ thiện đóng góp tiền của, công sức, trí tuệ chăm lo cho người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố - người nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng bão lũ thiên tai. Hội đã vận động được 137.734.036.906 ( bao gồm hiện kim và hiện vật quy đổi) -đã phục vụ. chăm lo cho : 262.120 người và xây dựng hoàn chỉnh 1 TTDN có sức chứa 200 người ăn ở học tập thường xuyên trị giá trên 35.000.000.000đ đặc biệt đã đào tạo cho 3311 em có nghề, tìm và giải quyết việc làm cho 1852 em , hỗ trợ 815 em có việc làm tại gia đình, có 157 em được phẩu thuật chỉnh hình trở về như người bình thường và 385 em mổ mắt thoát cảnh mù lòa… Hội đã tổ chức cho 98 đôi nên vợ chồng- phối hợp với các đoàn thể tổ chức cho 135 đôi khuyết tật xây dựng được tổ ấm. Xuyên suốt 20 năm dù có trở ngại, có khó khăn song Hội đã nổ lực, đoàn kết gắn bó hết lòng vì người khuyết tật và trẻ mồ côi đã thực hiện được mục tiêu khi thành lập: Giúp cho người khuyết tật và trẻ mồ côi sống –làm việc và hưởng thụ như bao người khác trong xã hội, chia xẻ một phần trách nhiệm với Đảng bộ và Chính quyền thành phố trong thực hiện trách nhiệm với người khuyết tật.

Mở đầu

Giai đoạn 1995-1999 là giai đoạn thành phố đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Đời sống công chức- viên chức thành phố rất cơ cực. Công nhân lao động thất nghiệp tràn lan, con em bỏ học- thất lạc. Tệ nạn xã hội phát triển. Trên 66.000 người khuyết tật và gần 8.000 trẻ mồ côi- nạn nhân chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, của thiên tai bão lũ và của cả thiếu ăn, kém thuốc…lại càng khó khăn hơn, càng bị xã hội khinh khi rẻ rúng. Làm gì để người khuyết tật và trẻ mồ côi vượt qua được số phận? làm cách nào để giúp họ vươn lên trở thành người có ích cho xã hội! Những câu hỏi, trăn trở, ray rứt của nhiều người-lúc này đã có Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam và một số tỉnh –thành phố. Đã có tiền lệ nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn có những trợ ngại xuất phát từ suy nghĩ và thực trạng của thành phố. Song không thể vì những điều đó mà không có tổ chức cho người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố- một thành phố nổi tiếng sáng tạo, đi đầu trong mọi lĩnh vực. Những người tâm huyết có tấm lòng vì người  khuyết tật và trẻ mồ côi đã trao đổi bàn bạc, xin ý kiến, vận động để thành lập Hội.

NHIỆM KỲ I (1999-2001):

Nhiệm kỳ I (1999-2001) 3 năm là nhiệm kỳ đầu tiên của Hội, là nhiệm kỳ mà Đảng và Nhà nước có Nghị quyết nhiều Nghị định, pháp lệnh, quy định trách nhiệm chăm lo cho người khuyết tật và trẻ em mồ côi của gia đình, Nhà nước và xã hội. Từ năm 2000 người khuyết tật có ngày kỷ niệm 3/12 là ngày Quốc tế người khuyết tật, ngày 18/4 là ngày bảo vệ - chăm sóc người tàn tật Việt Nam. Vận động, thúc đẩy sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước cho người tàn tật và trẻ mồ côi có thể sớm phục hồi chức năng, học chữ, học nghề, tạo việc làm và có nguồn thu nhập chính đáng một cách ổn định, giúp người tàn tật xây dựng gia đình, tạo nên các mái ấm ổn định cho trẻ mồ côi, từng bước giảm dần nổi khó khăn và sớm hòa nhập vào đời sống cộng đồng”.

II. NHIỆM KỲ II (2002-2005): 4 năm

Nhiệm kỳ 2002-2005 là nhiệm kỳ không có các Nghị định, pháp lệnh mới đối với người khuyết tật mà chỉ có một số thông tư bổ sung các Nghị định cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước hoặc một số thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành Nghị định của chính phủ về lao động là người tàn tật, quyết định của thủ tướng chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phi cho gia đình cá nhân nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Hội đã có bước phát triển mới, mọi chỉ tiêu đều đạt và vượt. Bám sát các mục tiêu và định hướng có nhiệm kỳ có sáng tạo và phát triển mới. Xây dựng được và bước đầu đi vào hoạt động Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồi côi. Quy tụ và kết nối được nhiều tấm lòng nhân ái để chăm lo cho người khuyết tật và trẻ mồ côi không chỉ tại thành phố HCM mà còn hỗ trợ tạo sự lan tỏa đến một số vùng của các tỉnh lân cận.

III. NHIỆM KỲ III (2006-2010): 5 năm

Nhiệm kỳ 2006 – 2010 trong bối cảnh kinh tế thế giới còn chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việt Nam vừa trở thành nước có thu nhập trung bình, thiên tai liên tục, lạm phát không dừng, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng cao … đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề, hoạt động của Hội gặp trở lực lớn, đời sống người khuyết tật và trẻ mồ côi càng khó khăn hơn. Cũng trong nhiệm kỳ Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Người khuyết tật ngày 17/06/2010 Thành phố liên tục tổ chức các Hội nghị điển hình tiên tiến nêu gương người tốt việc tốt và đại hội thi đua cấp thành phố, tiến tới đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VIII Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cũng tổ chức hội nghị biểu dương người khuyết tật và trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ III là những thuận lợi để xây dựng Nghị quyết đại hội lần thứ III của Hội. Hội đã có nhiều đổi mới sáng tạo; có những thay đổi điều chỉnh nội dung, chỉ tiêu cho phù hợp. Mọi chỉ tiêu đều đạt và vượt (duy có chương trình hỗ trợ xe lăn, xe lắc và dụng cụ phụ trợ là giảm dần: do số lượng và nhu cầu của thành phố không còn nhiều, nguồn chủ yếu dựa vào hỗ trợ của bà Zollinger ( người Thụy Sĩ) nên không tạo thêm nguồn). Mục tiêu chính là hoạt động của trung tâm dạy nghề đã đi đúng quỹ đạo, quy tụ, kết nối, mở rộng được nhiều tấm lòng nhân ái chăm lo cho người khuyết tật và trẻ mồ côi, mở rộng cả người nghèo gặp khó khăn, những nơi bị thiên tai không chỉ của thành phố mà đến cả một số vùng của một số Tỉnh lân cận, miền Bắc, miền Trung tuy chưa nhiều. .

IV. NHIỆM KỲ IV (2011-2015): 5 năm

Hòa nhập với thế giới và khu vực sau khi Quốc hội đã ban hành Luật Người khuyết tật; Nhà nước phê chuẩn Công ước quốc tế về Người khuyết tật; Chính phủ phê duyệt đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2010-2015. Thành phố xây dựng và triển khai đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2014-2020 và năm 2011 Hội được UBND Thành phố xác định là Hội đặc thù, có chính sách hỗ trợ 06 định suất lương và kinh phí hoạt động của văn phòng cơ quan Hội (lần đầu tiên có sự tiếp sức của thành phố, từ 1999 đến năm 2011 Hội tự lực hoàn toàn). Mặc dù tình hình biên giới phía Bắc và biển Đông luôn căng thẳng đe dọa hòa bình, an ninh không chỉ ở Việt Nam và các nước có bờ biển. Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, làm ăn có nhiều trở ngại, tham nhũng và tệ nạn xã hội phát triển. Đó là những thuận lợi, khó khăn để Hội kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2006-2010 và xây dựng Nghị quyết cho nhiệm kỳ 2011-2015. Nhiệm kỳ 2011-2015 tuy có nhiều thay đổi về tổ chức, nhân sự, văn phòng cơ quan Hội chưa được kiện toàn, một số nhà tài trợ lớn lâu năm do làm ăn khó khăn đã rút lui hoặc giảm số tiền tài trợ vào cuối nhiệm kỳ…. Nhưng BCH Hội - đặc biệt Ban Thường trực Hội đã cố gắng xoay trở, đoàn kết tìm mọi cách, mọi điều kiện để nguồn quỹ không bị giảm, phong trào không bị thụt lùi, việc chăm lo cho người khuyết tật được giữ vững.

V. NHIỆM KỲ V(2015-2020)

Trong những năm 2016-2017-2018 tình hình cả nước có nhiều chuyển biến tích cực; quản lý vĩ mô ổn định, an ninh quốc phòng giữ vững, cuộc chiến chống tham nhũng, chống suy thoái bắt đầu có hiệu quả có tác dụng ổn định niềm tin hơn. Kinh tế tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn ở mức thấp không vững chắc, năng suất lao động thấp, cạnh tranh yếu, thiên tai bảo lũ liên tục đã làm cho đời sống của người dân, đặc biệt người khuyết tật và trẻ mồ côi càng khó khăn hơn. Đã có thêm một số nhà tài trợ lớn, ổn định đồng hành với Hội do làm ăn khó khăn đã rút lui hoặc giảm tỷ lệ đóng góp với Hội. Đội ngũ cán bộ chuyên trách của Hội phần đông đáp ứng chưa cao so với nhu cầu đòi hỏi của công tác Hội. Trong điều kiện nhu cầu người khuyết tật và trẻ mồ côi ngày càng cao nhưng con người làm công tác Hội và nguồn lực tài chánh có nguy cơ không bảo đảm đáp ứng, Hội đã chủ động với nhiều giải pháp, cách vận động, cách tổ chức chương trình đặc biệt biết chọn việc, chọn vấn đề cốt lõi của Hội để tập trung thực hiện, đồng thời cũng biết ý muốn tài trợ của người bảo trợ để tiếp nhận và chi cho người khuyết tật và trẻ mồ côi không phân biệt địa bàn ranh giới. Ba năm 2016-2017-2018 của nhiệm kỳ V có nhiều thay đổi về tổ chức, nhân sự chủ chốt và nhân sự văn phòng cơ quan Hội. Một số nhà tài trợ rút lui hoặc giảm số lượng tiền tài trợ. Nhưng nhờ biết đoàn kết, khai thác thế mạnh của từng UV BCH Hội, đổi mới cách vận động quỹ Hội, đối tượng vận động nên quỹ Hội vẫn bảo đảm phục vụ các chương trình hoạt động của Hội. Biết tập trung dồn sức cho các chương trình trọng điểm cốt lõi của Hội, đồng thời cũng biết khai thác đẩy mạnh các hoạt động, các chương trình nhà tài trợ muốn … đã tạo đà cho Hội phát triển, BCH đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của 3 năm và của cả thời kỳ 20 năm thành lập Hội.